Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Các di chứng do tai biến mạch máu não để lại.
Phân loại các dạng tai biến mạch máu não.
Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là một dạng tổn thương xảy ra khi não không được cung cấp đủ oxy cho não bị gián đoạn. Thiếu oxy và các chất dinh dưỡng khiến tế bào não chết nhanh. Vì thế, người bệnh trong cơn đột nếu không được cấp cứu kịp thời có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.
Tai biến mạch máu não được chia làm 3 loại chính:
- Tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ: Là loại phổ biến nhất với khoảng 87% số ca mắc tính trong tổng số trường hợp tai biến. Nó xảy ra vì một lý do, ví dụ như: động mạch bị tắc nghẽn khiến máu không thể lưu thông cung cấp oxy cho não.
- Tai biến mạch máu não do xuất huyết não: Xảy ra khi một động mạch não bị vỡ do phình to hoặc do sự dị dạng của hệ thống mạch máu não. Có thể xảy ra ở trong não hoặc giữa não với hộp sọ.
- Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA):TIA có thể xuất hiện khi sự lưu thông máu đến một phần của não không đủ trong một thời gian ngắn. Nhìn chung đây là trường hợp không nguy hiểm, ít để lại biến chứng nghiêm trọng. Não sẽ hoạt động bình thường trở lại khi nhận đủ lượng máu cung cấp.
Các di chứng do tai biến mạch máu não để lại.
- Liệt: có thể liệt một số bộ phận trên cơ thể như tay chân hoặc liệt nửa người.
- Khó khăn trong việc nói hoặc nuốt: Tai biến mạch máu não ảnh hưởng đến việc kiểm soát cơ miệng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống và diễn đạt suy nghĩ của mình qua lời nói biểu hiện: nói ngọng, nói lắp, nhiều trường hợp không nói được.
- Rối loạn nhận thức: Là một trong những biến chứng nặng nhất làm cho người bệnh khó khăn trong việc suy nghĩ, lý luận, phán đoán chậm chạp, hay quên, suy giảm trí nhớ hoặc có thể mất trí nhớ.
- Rối loạn cảm xúc: Những bệnh nhân tai biến mạch máu não thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, dễ dẫn đến trầm cảm.
- Đau: Xuất hiện ở các bộ phận bị ảnh hưởng bởi tai biến mạch máu não.
- Giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc: Những bệnh nhân tai biến mạch máu não cần sự chăm sóc nhiều hơn từ người thân. Họ có thể gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày thậm chí nằm một chỗ nếu gặp tai biến nặng.
Phương pháp hỗ trợ phục hồi di chứng sau tai biến.
Ngoài các phương pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, bản thân người bệnh và gia đình cũng cần lưu tâm đến các yếu tố như:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn đồ ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa. Cung cấp đầy đủ nhóm vitamin, chất xơ và hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.
Kết hợp tập luyện tại nhà: Tập bài tập nhẹ trong thời gian đầu sau tai biến là rất cần thiết. Tùy theo mức độ của di chứng, gia đình nên hỗ trợ người bệnh thực hiện các bài tập trong một thời gian tối thiểu và tăng dần độ khó và cường độ tập luyện.
Thường xuyên động viên, chia sẻ, khích lệ: Đây là hành động giúp người bệnh giữ được tinh thần lạc quan, tích cực hơn.
Thăm khám định kỳ để phát triển và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ dự phòng tái phát đột quỵ.
Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng các thực phẩm chức năng như An Cung Rùa Vàng là bài thuốc Đông Y đã được kiểm nghiệm lâm sàng có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng phòng ngừa tai biến tái phát, hỗ trợ ổn định huyết áp, ổn định nhịp tim, ổn định đường huyết.
Bài liên quan
- Triệu chứng của nhồi máu não.
- Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?
- Người sau tai biến mạch máu não thời gian sống được bao lâu?
- 7 tác hại của bệnh tai biến mạch máu não
- An Cung Rùa Vàng Là Gì?
- Nguồn Gốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn
- Khả năng phục hồi và chăm sóc đối với bệnh nhân nhồi máu não.
Cùng chuyên mục
- Triệu chứng của nhồi máu não.
- Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?
- Người sau tai biến mạch máu não thời gian sống được bao lâu?
- Khả năng phục hồi và chăm sóc đối với bệnh nhân nhồi máu não.
- Tai biến liệt nửa người ở bệnh nhân sau tai biến mạch máu não.
- Xử lý khi đột ngột phát hiện bị liệt mặt, miệng méo.
- Người bị sau tai biến mạch máu não nên kiêng ăn những món gì?