Bệnh Tim Mạch
Bệnh Hở Van Tim Có Chữa Được Không?
Bệnh hở van tim là gì?
Bệnh hở van tim tức là tình trạng van tim không được đóng kín làm cho dòng máu trào ngược trở lại buồng tim nên tim phải co bóp nhiều hơn, cản trở lưu thông máu và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh hở van tim có chữa được không?
Bệnh ở van tim rât nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Do đó, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng cách có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng, lâu dần có thể dẫn đến suy tim đe dọa tính mạng người bệnh.
Tùy vào từng giai đoạn phát hiện bệnh, nếu phát hiện sớm và điều trị hiệu quả tại bệnh biện chuyên khoa tim mạch, tiến hành phẫu thuật thành công thì bệnh có thể chữa khỏi.
Nếu bị bệnh hở van tim ở giai đoạn nhẹ có thể không cần điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống để sống hòa bình với bệnh.
Nếu hở van tim ở mức độ nặng, van tim bị tổn thương nghiêm trọng bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa. Việc can thiệp ngoại khoa có tiên lượng rất tốt có thể khiến cho người bệnh trở lại sức khỏe bình thường.
Chữa bệnh hở van tim như thế nào?
Hở van tim được chữa bằng cách nào bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, thể bệnh của bệnh nhân để chỉ định chữa bệnh phù hợp nhất.
Khi mức độ tổn thương của van tim ở thể nhẹ, các bác sĩ có thể tiến hành sửa van để làm giảm tình trạng hẹp hay hở van.
Khi van tim bị tổn thương nặng có nguy cơ dẫn đến suy tim và xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực,… thì lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phẫu thuật can thiệp để ngăn chặn diễn biến của bệnh.
Khi van tim tổn thương quá nặng thì cần phẫu thuật thay van tim:
Phẫu thuật sửa van tim: với các van bị hở, tùy thuộc vào cơ chế gây hở mà các bác sĩ sẽ có từng cách sửa khác nhau như: cắt, khâu… để thu hẹp bớt đường kính giúp các lá van khép kín với nhau.
Phẫu thuật thay van tim: Khi phẫu thuật sửa van tim không phù hợp với tổn thương của van hoặc không hiệu quả, thì van tim cần phải cắt đi và thay thế bằng van tim nhân tạo. Van mới sẽ được khâu chắc chắn vào tổ chức mô của vòng van cũ. Van được dùng để thay thế có thể là van sinh học hoặc van cơ học tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Với sự phát triển mạnh mẽ của Y học hiện đại, bệnh hở van tim được phát hiện ở giai đoạn sớm thì việc điều trị dễ dàng hơn và đỡ tốn kém hơn. Vì vậy mọi người cần chủ động hơn trong việc thăm khám tầm soát các bệnh lý định kỳ ít nhất 1-2 lần 1 năm. Đối với người bệnh hở van tim cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi thường xuyên hơn để loại bỏ những nguy cơ khiến tim bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Tags: Thông Tâm Mạch phòng bệnh tim mạch
Bài liên quan
- Bệnh tai biến có dễ tái phát không? Cách phòng ngừa ra sao?
- Tai biến liệt nửa người có nguy hiểm không? Và cách khắc phục tai biến
- Tỉ lệ tử vong nếu bị liệt sau tai biến có cao không?
- Dấu hiệu bệnh tai biến tái phát và hậu quả để lại
- Xuất huyết não và nguyên nhân gây xuất huyết não ít ai biết
- Chăm sóc bệnh nhân bị tai biến mạch máu não tại nhà
- Các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tai biến