Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ

Lưu Ý Về An Cung Rùa Vàng Điều Trị Bệnh Tai Biến

Ngày đăng: 25-04-2022 03:26:57  |   Xem các bài viết của admin »
Tai biến mạch máu não, hay đột quỵ não là thuật ngữ chung dùng để chỉ các bệnh nhồi máu não (do huyết khối làm tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch máu do lưu lượng máu trong mạch tăng đột ngột mà thành mạch bị xơ vữa thiếu đi sự đàn hồi co giãn nên không thể đáp ứng dẫn tới vỡ mạch máu). Máu mang ôxy và chất dinh dưỡng lên nuôi não, khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút. Phần nào của não bị chết thì phần cơ thể tương ứng do nó điều khiển sẽ không hoạt động được, biểu hiện bằng liệt nửa người, tê và mất cảm giác nửa người, nói khó, không nói được, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tai biến mạch máu não đang trở thành nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu thế giới. Những di chứng mà tai biến để lại rất nặng nề như: liệt nửa người, nói ngọng, méo miệng, đời sống thực vật, thậm chí tử vong khiến bệnh nhân trở thành gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não cho thấy, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc bệnh này, trong đó có tới 50% tử vong. Trong số các bệnh nhân mắc tai biến mạch máu não, chỉ 10% có thể phục hồi hoàn toàn, đó là các trường hợp nhẹ hoặc được cấp cứu kịp thời.

Tai biến mạch máu não gồm 3 loại: Cơn thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu não (nhũn não), xuất huyết não.

Cơn thiếu máu thoáng qua: Thường là tai biến thoáng qua kéo dài 5-10 phút, không để lại di chứng. Bệnh nhân cảm thấy giảm cơ lực hay liệt nhẹ, nói khó, chóng mặt, đau đầu, cầm nắm vật gì đó khó khăn. Nằm nghỉ một lúc, cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ tự hết trong 24h, không để lại di chứng gì. Nhưng nếu chúng ta đang vận động hoặc đang lưu thông trên đường thì cơn thiếu máu não thoáng qua làm cho chúng ta mất thăng bằng và có khi té ngã gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhồi máu não (nhũn não): Là do tắc một nhánh động mạch não thường xuất hiện đột ngột gây liệt nhẹ sau đó dần dần nặng lên dẫn đến hôn mê và có thể tử vong.

Xuất huyết não: Do vỡ một động mạch trong não. Thường xảy ra đột ngột với các dấu hiệu hôn mê ở nhiều mức độ khác nhau, liệt nửa người, liệt nửa mặt. Ngoài ra còn tùy vị trí chảy máu trong não mà có những triệu chứng khác nhau. Xuất huyết não thường nặng hơn, dễ tử vong ngay, tiên lượng xấu hơn. Bệnh khởi phát đột ngột, phần lớn gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng tàn phế nghiêm trọng.

Biểu hiện của người bị tai biến mạch máu não gồm:

Rối loạn về tri giác: Có nhiều trường hợp người bệnh vẫn còn tỉnh táo, nhưng đa số tri giác giảm sút, biểu hiện như: lơ mơ, ngủ gà đôi khi là hôn mê.

Rối loạn về vận động: Người bệnh sẽ bị liệt nửa người: Trường hợp nặng, người bệnh sẽ không tự đi lại được; nếu nhẹ, người bệnh sẽ đi lại khó khăn, hay bị rớt dép, liệt mặt cùng bên với bên bị liệt, liệt các cơ hầu họng làm cho người bệnh nuốt khó khăn, dễ bị sặc, thức ăn rớt vào đường hô hấp gây nghẹt thở có thể gây tử vong cho bệnh nhân.

Ngoài ra người bệnh có thể bị tình trạng nói khó, hay không nói được, tiểu tiện cũng không điều khiển được….

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

Bệnh tai biến mạch máu não được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phải kể đến một số nguyên nhân tiêu biểu nhất gây nên bệnh như:

Bệnh tim: Bệnh nhân mắc các bệnh về tim, như tim đập không đều (bị loạn nhịp, rung nhĩ) hoặc hẹp van tim… sẽ làm máu lưu thông không được tốt, phần máu ứ đọng sẽ bị đóng lại thành cục máu đông trong tim. Những mảnh của cục máu đông có thể vỡ ra rồi trôi theo dòng máu lên não sẽ mắc kẹt lại tại đó làm tắc nghẽn mạch máu não.

Xơ vữa động mạch: Các mảng xơ vữa động mạch được hình thành và đóng trên thành các mạch máu, ngày càng nhiều làm cho lòng mạch máu bị hẹp dần lại. Máu sẽ bị ứ lại và đọng thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch tại chỗ hoặc chạy lên cao gây tắc các mạch phía sau, là một trong các nguyên nhân gây nên bệnh tai biến mạch máu não.

Bệnh mạch máu bị nhỏ: Ở những người bị mắc phải những căn bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường lâu năm mà không được chữa trị tốt, thì các động mạch nhỏ trên não sẽ bị hư hỏng và tắc nghẽn dẫn đến việc không cấp được máu cho não nữa cũng gây nên bệnh tai biến mạch máu não.

Bệnh xuất huyết não, chảy máu não: Khi mà mạch máu trong não bị vỡ, máu sẽ không đến nuôi não được mà sẽ chảy tràn ra gây chèn ép vào não làm não bị hư hại. Bệnh tăng huyết áp lâu ngày không được chữa trị tốt sẽ dẫn đến gây vỡ mạch máu não. Nếu áp lực máu chảy trong mạch máu tăng cao lâu ngày, làm mạch máu thường xuyên trong tình trạng bị căng, lâu dần dẫn tới rạn nứt, tổn thương thành mạch máu, tạo ra các chỗ phình nhỏ, đến một lúc nào đó sẽ vỡ ra.

Tuổi cao: Những người trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn. Nam giới dễ bị tai biến mạch máu não hơn nữ giới

Di truyền: Nếu gia đình bạn có người bị tai biến mạch máu não thì bạn có thêm một yếu tố nguy cơ bị bệnh này.

Sơ cấp cứu người đột quỵ

Đột quỵ vô cùng nguy hiểm vì nó diễn biến rất nhanh dù trước đó gần như không có triệu chứng gì rõ rệt. Mức độ nguy hiểm của đột quỵ phụ thuộc vào mức độ tổn thương của não. Từ đó, người bị đột quỵ có thể bị yếu, liệt, mất cảm giác, khó nói năng, khó đi lại, giảm thị lực, hay nghiêm trọng hơn khi không cấp cứu người bị đột quỵ kịp thời, họ có thể tử vong.

Cấp cứu người bị đột quỵ cần tuân thủ những nguyên tắc như sau: đó là áp dụng các phương pháp sơ cứu cho bệnh nhân trước khi đưa được bệnh nhân đến bệnh viện.

- Kiểm tra mạch, nhịp thở, huyết áp. Quan trọng là phải đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng về một bên không liệt và phải luôn để đầu ở tư thế nâng nhẹ.

- Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.

- Lau đờm dãi, bỏ các vật trong miệng có thể làm bệnh nhân khó thở như răng giả, thức ăn còn sót lại…

- Nếu bị liệt, khi vận chuyển, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên người không bị liệt, đặt nằm lên cáng cứng, chèn chặt đầu, cổ và người bệnh nhân, không cho lắc lư gây chấn động não. Sau đó gọi ngay xe cấp cứu và đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời.

Những cấp cứu cho người bị đột quỵ hợp lý sẽ góp phần giảm nhẹ những hậu quả của đột quỵ, có thể cứu sống nạn nhân khỏi cái chết. 

An Cung Rùa Vàng trong phòng, điều trị bệnh phục hồi di chứng tai biến mạch máu não

Đối với bệnh nhân xuất huyết não sau 24h sơ cấp cứu, chụp não phát hiện xuất huyết não, chúng ta bắt đầu cho bệnh nhân uống An Cung Rùa Vàng, vì trong thời gian bệnh nhân đột quỵ đang hồi sức tích cực không nên cho bệnh nhân ăn uống gì, nhằm để phục hồi đường thở tốt nhất. Nếu sau 24 giờ bệnh nhân qua khỏi, ổn định đường thở thì bắt đầu mới cho dùng An Cung Rùa Vàng với liều dùng như sau: Ngày dùng 1 viên, dùng 3-6 viên/đợt, nếu có uống Tây thì cách 1h. Trường hợp bệnh nhân hạ nhiệt độ, tụt huyết áp và khả năng chảy máu não rất nhiều, xuất huyết toàn bộ não (chụp não đen sì), xuất huyết não trên 10cm thì tuyệt đối không nên dùng An Cung Rùa Vàng.

Đối với bệnh nhân nhồi mãu não, có hôn mê, đưa bệnh nhân đến bệnh viên chụp cắt lớp não để xá định ổ nhồi máu, sau 24 giờ sơ cấp cứu bắt đầu cho bệnh nhân uống An Cung Rùa Vàng với liều dùng như sau: Trường hợp bệnh nhân sốt cao, uống 2 viên/ngày, 3 - 5 ngày/đợt, trường hợp bệnh nhân không sốt hoặc sốt nhẹ, uống 1 viên/ngày, 3-6 ngày/đợt.

Đối với bệnh nhân thường xuyên đau đầu, thiếu mãu não thoáng qua, thì không cần đến bệnh viện, tự phục hồi sau 24h nên dùng An cung Rùa Vàng kết hợp với Thông Tâm Mạch với liều dùng như sau: An Cung Rùa Vàng ngày dùng 1 viên, dùng trong 3 ngày/đợt, Thông Tâm Mạch ngày dùng 6 viên, dùng trong 1 tháng.



Nguồn:

Xem nhiều nhất

Tìm kiếm

Tìm kiếm



 An cung ngưu hoàng hoàn, an cung ngưu hoàn, an cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng an cung hàn quốc